Ván gỗ MDF chống ẩm là một loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nội thất – tủ bếp. Loại vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về khả năng chống nước, chống ẩm và chống mối mọt, đồng thời còn ít bị cong vênh, tính thẩm mỹ cao và có giá thành hợp lý, trong khi đó nhược điểm lại rất ít nên ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở thị trường Việt Nam.
Ván gỗ MDF chống ẩm là gì?
Ván MDF chống ẩm có dạng lõi xanh là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ sinh trưởng ở các rừng trồng tại các quốc gia Thái Lan, Malaysia đây là những nước đi đầu trong việc cung ứng ván gỗ nhân tạo. Cấu tạo của loại ván này sẽ bao gồm nhiều sợi gỗ (hoặc bột gỗ) được liên kết với nhau bằng keo MUF kết hợp cùng nhựa Melamine hoặc PMDI (Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) và các thành phần khác như chất làm cứng, Parafin,…
Ván gỗ MDF chống ẩm còn được biết đến với tên gọi HMR (High Moisture Resistance) bởi khả năng chống ẩm và kháng nước ưu việt của nó có thể đáp ứng được mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất. Vì thế cho nên, đây là loại vật liệu được nhận định có độ bền tốt, công năng sử dụng cao nên sẽ mang đến nhiều ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất.
Thông thường ván MDF chống ẩm sẽ thường có màu sắc xanh lá đặc trưng. Nhờ đó, bạn dễ có thể dễ dàng phân biệt vật liệu này với các loại MDF khác chẳng hạn như: Ván ép MDF (màu vàng, nâu gỗ), ván MDF chống cháy (màu đỏ),…
Ưu và nhược điểm của ván gỗ MDF chống ẩm
Bất kì loại chất liệu nào cũng sẽ có những ưu điểm vượt trội cũng như các mặt hạn chế riêng và MDF chống ẩm cũng không ngoại lệ. Trước sự bão hoà của thị trường vật liệu nội thất, bạn cần tìm hiểu kỹ các vấn đề này để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho mình.
Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về vật liệu MDF lõi xanh chống ẩm, Tân Phú đã tổng hợp tất tần tật các ưu, nhược điểm của ván gỗ này trong nội dung sau đây:
Ưu điểm của ván gỗ MDF chống ẩm
Khả năng chống ẩm: Một ưu điểm nổi trội của ván gỗ MDF lõi xanh chính là khả năng chống ẩm mốc vượt trội đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn CARB PII. Sản phẩm phù hợp với các quốc gia có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như Việt Nam.
Chống nước hoàn hảo: Ngoài khả năng chống ẩm vượt trội, ván gỗ MDF lõi xanh còn có thể kháng nước hoàn hảo ngay cả trong các môi trường có mức độ ẩm không khí cao.
Ít bị cong vênh: Vấn đề cong vênh luôn là điều khiến nhiều khách hàng đau đầu khi sử dụng sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, các tấm ván gỗ MDF chống ẩm hoàn toàn khắc phục được điều này bởi trong cấu tạo đã có sẵn chất làm cứng giúp hạn chế tối tình trạng cong ván gỗ do phải chịu tải trọng lớn.
Hạn chế biến dạng do thay đổi nhiệt: Vật liệu gỗ công nghiệp thường có nguy cơ bị nứt, bung nổ do sự thay đổi nền nhiệt độ đột ngột từ môi trường. Nhưng riêng với ván MDF chống ẩm thì vấn đề này hoàn toàn không xuất hiện.
Chống mối mọt: Mặc dù có cấu tạo từ gỗ như ván MDF chống ẩm có thể tự bảo vệ mình trước sự ăn mòn của mối mọt nhờ cấu tạo chứa chất bảo vệ gỗ cũng như có kết cấu vững chắc, bề mặt trơn nhẵn và không có lỗ hỏng. Thông thường, nhằm tăng hiệu quả chống mối mọt thì nhà sản xuất các tấm gỗ MDF còn ưu tiên phủ thêm 1 lớp sơn bệt, Acrylic, Laminate, Melamine hoặc Veneer.
Tính thẩm mỹ cao: ván gỗ MDF chống ẩm có bề mặt phẳng nhẵn, bóng, mịn màng hợp thị hiếu người dùng. Do đó, loại vật liệu này thường được dùng để sản xuất ra các sản phẩm nội thất hiện đại và đặc biệt thích hợp với các không gian có nền độ ẩm cao như nhà bếp.
Giá cả hợp lý: Gỗ công nghiệp nói chung và MDF nói riêng thường có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên và một số vật liệu cấu tạo khác. Vậy cho nên nhiều khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sử dụng mà không cần e ngại về khả năng tài chính.
Nhược điểm của ván gỗ MDF chống ẩm
Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng các tấm gỗ MDF lõi xanh chống ẩm mốc cũng vẫn còn nhiều hạn chế mà bạn nên biết trước khi lựa chọn sử dụng:
Tuy chống ẩm tốt nhưng sản phẩm vẫn xuất hiện tình trạng giãn nở, trương gỗ khi tiếp xúc nhiều với nước.
Không riêng gì ván gỗ MDF chống ẩm mà hầu hết các vật liệu gỗ công nghiệp đều không thể chạm khắc hoa văn như gỗ tự nhiên.
Vì có cấu tạo cứng chắc nên vật liệu này không thể bị uốn cong dẫn đến sự hạn chế về kiểu dáng khi làm nội thất.
Khả năng chịu lực của các tấm mdf chống ẩm sẽ không tốt bằng gỗ tự nhiên.